SEO Onpage là gì? 18 kỹ thuật tối ưu SEO Onpage hay nhất 2020

Đối với những bạn làm SEO thì SEO onpage chắc hẳn là thuật ngữ rất quen thuộc trong ngành. Kỹ thuật SEO onpage sẽ liên quan đến các yếu tố như meta description, mật độ từ khóa, thẻ tiêu đề, ... Nếu website bạn mới thành lập thì việc áp dụng các kỹ thuật SEO onpage là rất quan trọng. Trong trường hợp website bạn được chạy bằng mã nguồn Wordpress thì bài viết này là hoàn toàn dành cho bạn. Vì thế bạn hãy cùng web affiliate hôm nay tìm hiểu SEO onpage là gì và các kỹ thuật tối ưu SEO onpage hiệu quả cho website bạn nhé. Nào hãy cùng mình bắt đầu thôi!

SEO onpage là gì?

SEO Onpgae là thực hành tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập phù hợp hơn trong các công cụ tìm kiếm. Onpgage đề cập đến cả mã nguồn nội dung và mã HTML của một trang có thể được tối ưu hóa, trái ngược với SEO Offpage đề cập đến các liên kết và các tín hiệu bên ngoài website. Kỹ thuật SEO Onpage tổng hợp các phương pháp nhằm mục đích tối ưu website và tối ưu bài viết giúp thúc đẩy quá trình tăng hạng trong các công cụ tìm kiếm. SEO onpage sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nhân lực so với chiến lược SEO offpage. Dưới đây là 18 kỹ thuật tối ưu SEO onpage quan trọng và có tác động mạnh mẽ tới trang web của bạn nhất.

18 kỹ thuật tối ưu SEO onpage

Tạo đường dẫn thân thiện với người dùng

Bạn có biết một url chuẩn SEO chỉ chứa 3 - 5 từ. Và theo kinh nghiệm của mình thì các website có url ngắn thường có lượng traffic cao hơn các website có url quá dài. Hãy tưởng tượng bạn là người dùng đang search thông tin. Khi bạn nhìn vào các url ngắn gọn, súc tích bạn sẽ có xu hướng nhấp vào hơn. Hơn nữa các url dài dễ bị gán mác spam hơn nên người dùng sẽ không nhấp vào. Ví dụ: webaffiliate.com/ky-thuat-seo-onpage-123456-website (url xấu) webaffiliate.com/15-ky-thuat-toi-uu-seo-onpage-hieu-qua-nhat (url quá dài) webaffiliate.com/toi-uu-seo-onpage (url tốt)

Từ khóa chính được đặt ở đầu tiêu đề

Tối ưu thẻ tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu trong SEO onpage. Tiêu đề là điều đầu tiên người dùng sẽ nhìn thấy trước khi quyết định có nhấp vào trang web bạn hay không. Hơn nữa, tiêu đề cũng sẽ giúp cho Google "đọc hiểu" nội dung của bài viết bạn muốn đề cập tới. [caption id="attachment_7749" align="aligncenter" width="656"] Từ khóa chính được đặt đầu tiêu đề[/caption] Dù từ khóa chính được đặt đầu tiên luôn là cách thức được nhiều trang web áp dụng nhưng không phải mọi tiêu đề bạn đều đặt như vậy. Bạn có thể đặt ở giữa câu hay cuối câu đều được tùy vào ngữ cảnh nội dung bạn muốn truyền tải. Hãy nhớ là bạn thấy tiêu đề hút mắt thì người dùng mới thấy được.
>> Xem thêm
Nghiên cứu từ khóa SEO là gì? Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá SEO cơ bản

Tạo nội dung tiêu đề hấp dẫn

Bạn hãy bao gồm trong tiêu đề các chữ số (15 kỹ thuật, 20 phương pháp, ...), chứa những từ ngữ kích thích người dùng ví dụ như:
  • Top 6 màu son được các nàng săn lùng nhiều nhất năm 2019
  • 20 quán cafe sân vườn đẹp nhất cho các tín đồ sống ảo)
Người dùng sẽ tò mò với những tiêu đề dạng này và dễ dàng nhấp vào trang web của bạn hơn.

Đặt thẻ H1 làm thẻ tiêu đề

Google coi thẻ H1 là tổng quát tất cả nội dung của bài viết và là thẻ quan trọng nhất. Nếu bạn đang sử dụng mã nguồn Wordpress cho website bạn thì Wordpress luôn mặc định thẻ tiêu đề là thẻ H1. Còn nếu bạn đang sử dụng mã nguồn khác thì hãy nhờ bên thiết kế website giúp bạn tối ưu yếu tố này nhé.

Bổ sung hình ảnh, video vào bài viết

Bài viết chứa chữ đơn thuần sẽ không thu hút người dùng bằng các bài viết được thêm các hình ảnh, video hay biểu đồ... Đa phương tiện sẽ giúp nội dung thêm hấp dẫn, bắt mắt và níu giữ chân người dùng ở lại lâu hơn. Từ đó người dùng có xu hướng tương tác với trang web tốt hơn, giá trị cảm nhận cũng được nâng cao. Điều này rất quan trọng nhằm hỗ trợ trang web bạn cải thiện thứ hạng trong Google.

Thêm các từ khóa phụ vào thẻ H2, H3

Từ khóa phụ là từ khóa họ hàng, từ khóa biến thể và bổ sung ý cho từ khóa chính. Việc đặt để các từ khóa phụ vào các thẻ H2, H3 sẽ giúp Google hiểu thêm các chi tiết nội dung bài viết của bạn. Đồng thời sẽ tạo sự thuận lợi cho người dùng khi tiếp thu các thông tin trong bài viết. Hiện nay người dùng có xu hướng lướt qua nội dung bài viết và họ sẽ dừng lại ở phần quan tâm thôi. Cho nên việc thêm từ khóa phụ vào thẻ H2, H3 sẽ tạo thuận lợi và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Số lượng chữ cho toàn bộ bài viết

Một bài viết chất lượng, hấp dẫn và đầy đủ thông tin nên có ít nhất 1300 chữ. Bạn cần đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin của người dùng khi nhấp vào bài viết bạn. Nếu người dùng nhấp vào và không thỏa mãn với nội dung bạn cung cấp, họ sẽ nhanh chóng thoát ra và điều này ảnh hưởng xấu đến website bạn.

Có thể in đậm từ khóa chính trong bài

Bạn nên in đậm từ khóa chính để làm nổi bật và giúp người dùng dễ thấy nội dung cần tìm hơn. Bạn có thể phân bổ khoảng 2-3% các từ khóa chính đều ở phần mở bài, thân bài và kết bài. Đồng thời bạn rải thêm các từ khóa phụ để tăng sự liên quan ở nội dung toàn bộ bài viết. Tuy nhiên, khi đặt từ khóa bạn nên giữ sự tự nhiên và trôi chảy cho nội dung, để người dùng cảm giác thoải mái nhất khi đọc nhé.

Sử dụng Semantic keyword

Semantic keyword là những từ khóa ngữ nghĩa, hay có nghĩa liên quan đến từ khóa chính. Bạn hãy nghiên cứu khoảng 15 - 20 từ khóa ngữ nghĩa này và sau đó chèn chúng vào bài viết. Ví dụ, bạn muốn SEO từ khóa Thể dục. Các semantic keyword bạn có thể bao gồm: phòng gym, dụng cụ, tạ nâng, máy chạy bộ, nhịp thở ... Nếu bạn chỉ sử dụng từ khóa "Thể dục" để chèn vào toàn bộ bài viết với mật độ 3% thì cách này "lỗi thời" rồi. Bây giờ, tối ưu semantic keywords mới hỗ trợ "chất" nhất cho SEO onpage.

Tối ưu thẻ Meta description

Thẻ meta là đoạn mô tả ngắn nhằm tóm tắt nội dung của website bạn được đặt dưới đường link website xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm. Nội dung thẻ meta càng hấp dẫn, càng độc đáo thì tăng khả năng người dùng sẽ nhấp vào trang web của bạn nhiều hơn. Một số chú ý về thẻ meta:
  • Nội dung mỗi thẻ là duy nhất, không lặp lại ở các trang
  • Số từ tốt nhất của thẻ ở khoảng 130-150 từ
  • Đặt từ khóa chính cần SEO ở phần đầu của thẻ.
[caption id="attachment_7778" align="aligncenter" width="664"] Thẻ meta descripton sẽ hấp dẫn kích thích người dùng nhấp vào[/caption]
>> Xem thêm
Meta Desciption là gì? Cách tối ưu thẻ Meta Desciption chuẩn trong SEO

Tối ưu hình ảnh

Hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng dễ bị quên trong SEO onpage. Bạn hãy tối ưu hình ảnh bằng cách:
  • Đặt tên cho hình ảnh không dấu và có dấu - giữa các chữ
  • Tối ưu tags cho các hình
  • Nên đặt tên hình ảnh trước khi tải hình lên. Điều này sẽ giúp Google nhận diện hình ảnh tốt hơn
  • Có thể chèn từ khóa chính vào hình đầu tiên hỗ trợ tối ưu hình ảnh.

Giao diện website thân thiện với di động

Số lượng người trên toàn thế giới sử dụng điện thoại thông minh hiện nay đã gấp nhiều lần so với 5 năm trước. Đó cũng là xu hướng công nghệ 4.0 của tương lại cho nên tối ưu giao diện website bạn trên di động là điều bắt buộc. Google cũng đã quả quyết rằng những website không thân thiện với di động sẽ khó được tăng hạng. Nếu bạn đang sử dụng nền tảng Wordpress cho website thì bạn có thể yên tâm vì Wordpress đã được thiết kế để tích hợp với di động rồi.

Tối ưu tính dễ đọc (readability)

Tính dễ đọc giúp người dùng dễ dàng và thoải mái tiếp nhận thông tin trên nội dung bài viết của bạn. Nếu người dùng cảm thấy thông tin bài viết dễ hiểu, hữu ích và đầy đủ thì họ sẽ ở lại trang web lâu hơn, tương tác nhiều hơn. Cho nên, tính dễ đọc rất quan trọng và sẽ ảnh hưởng tới:
  • Tỉ lệ thoát trang (bounce rate)
  • Thời gian đọc (dwell on time)
  • Tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate)
  • Tăng khả năng xuất hiện ở đoạn trích nổi bật (featured snippets)
[caption id="attachment_7772" align="aligncenter" width="609"] Feature snippets xuất hiện ở kết quả đầu tiên nổi bật ở trang 1[/caption]

Tao các liên kết ra ngoài

Nhiều người làm SEO không tận dụng các liên kết ra ngoài để tối ưu SEO onpage. Đây thật sự là một thiếu sót lớn vì các liên kết ra ngoài rất quan trọng. Hơn nữa, điều này sẽ giúp Google dễ dàng đánh giá được nội dung bài viết của bạn qua các liên kết đó. Bạn hãy lưu ý các yếu tố dưới đây khi để liên kết ra ngoài nhé:
  • Đặt liên kết đến những trang web tốt và có nội dung tương tự
  • Để rel=nofollow
  • Đừng đặt anchor text là từ khóa chính của URL của bạn
>> Xem thêm
Link nofollow là gì? Cách sử dụng và lợi ích của link nofollow/

Tạo các liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ vô cùng quan trọng trong việc kéo dài thời gian trên website bạn càng lâu càng tốt. Từ đó giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Không gì "đã" hơn khi người dùng tiếp tục nhấp vào các bài viết khác có nội dung liên quan chỉ trong website bạn. Họ sẽ thật sự thỏa mãn các thông tin họ cần và hay hơn nữa họ sẽ trở thành khách hàng của bạn. Đồng thời, các liên kết nội bộ cũng giúp điều hướng googlebot trong việc lập chỉ mục nhiều trang web tốt hơn.

Tăng tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một trong những điều kiện nhằm cải thiện thứ hạng trên Google. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ như Pingdom để kiểm tra tốc độ website bạn. Hãy giảm thiểu thời gian khách hàng phải đợi website tải. Thời gian là vàng bạc, hãy giúp họ tiếp cận được bài viết của bạn một cách nhanh nhất nhé.
>> Xem thêm:
Khái niệm pagespeed insights là gì? Cách tối ưu Pagespeed insights cho web

Tích hợp thêm các nút chia sẻ lên các mạng xã hội

Với sự tăng trưởng chóng mặt của người dùng ở các mạng xã hội hiện nay cũng đủ thấy đây là môi trường lý tưởng giúp phát triển lượng tương tác cho website của bạn. Bạn có thể gắn các nút chia sẻ của Facebook, Instagram, Zalo, Twitter, Pinterest, Linkedin, ... lên các bài viết.

Bổ sung các bình luận

Google sẽ ưu tiên các bài viết nhận được nhiều bình luận, ý kiến. Điều này chứng tỏ nội dung bài viết của bạn hữu ích và nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Đây sẽ là một điểm cộng cho tối ưu SEO onpage.

Kết luận

Đến đây chắc hẳn bạn đã hình dung được các bước có thể thực hiện trong dự án tối ưu SEO onpage của bài viết và website bạn. Đó sẽ là một danh sách dài những yếu tố nên bạn hãy lên kế hoạch kỹ lưỡng, kết hợp nhiều kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ. Công việc SEO không thể đạt thành công trong một sớm một chiều mà cần có thời gian dài cộng với sự nỗ lực của chính bạn. Mình tin bạn đã chọn con đường đi đúng đắn. Hãy luôn vững bước để thành công nhé!
>> Xem thêm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dropshipping là gì? Lợi ích và cách thức thực hiện

Niche market là gì/niche site là gì - So sánh 2 loại Website này!

Cách tạo một trang web tiếp thị liên kết có lợi nhuận